Giáo Lý Viên-Giáo Xứ BÌNH XUYÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ

3 posters

Go down

Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ Empty Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ

Bài gửi  mt2508 Sun Dec 04, 2011 1:30 pm

1 Hỏi: Cấu trúc thánh lễ như thế nào?
Đáp:

Thánh lễ gồm hai phần:

- Phụng vụ Lời Chúa.
- Phụng vụ Thánh Thể.

Hai phần này liên kết chặt chẽ với nhau làm thành một hành vi phụng tự duy nhất. Thật vậy, thánh lễ là bàn tiệc gồm Lời Chúa và Thánh Thể, nơi đây các tín hữu được giáo huấn và bổ dưỡng.

Các nghi thức trước phần phụng vụ Lời Chúa (gồm bài ca nhập lễ, lời chào, nghi thức sám hối, kinh Thương xót, kinh Vinh Danh và lời nguyện nhập lễ) đều có tính cách mở đầu, dẫn nhập và chuẩn bị.

Các nghi thức vừa kể trên nhằm giúp các tín hữu hiệp thông với nhau, chuẩn bị tâm hồn để lắng nghe Lời Chúa và cử hành thánh lễ cho xứng đáng.

A. Phụng vụ Lời Chúa

Phần chính yếu của phụng vụ Lời Chúa là các bài đọc trích từ Kinh Thánh, với những bài thánh ca kèm theo. Còn bài giảng, lời tuyên xưng đức tin (kinh Tin Kính) và lời nguyện cho mọi người, cũng gọi là lời nguyện tín hữu, có mục đích khai triển và kết thúc phần phụng vụ Lời Chúa.

B. Phụng vụ Thánh Thể

- Chuẩn bị lễ phẩm : chuẩn bị lễ vật mà trong giây lát nữa sẽ trở thành Mình và Máu Chúa Kitô.
- Kinh nguyện Thánh Thể : là trung tâm và là đỉnh điểm của thánh lễ (chúng ta sẽ khai triển ở phần sau).
- Những nghi thức hiệp lễ : kinh Lạy Cha, chúc bình an, bẻ bánh, kinh Lạy Chiên Thiên Chúa, rước lễ và lời nguyện hiệp lễ.

Sau phần Phụng vụ Thánh Thể là nghi thức kết lễ : chào và ban phép lành, và giải tán cộng đoàn giáo dân.
mt2508
mt2508

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 12/07/2011
Age : 33
Đến từ : vietnam

Về Đầu Trang Go down

Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ Empty Re: Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ

Bài gửi  mt2508 Sun Dec 04, 2011 1:31 pm

2. Dấu thánh giá mang ý nghĩa gì ?


Đáp:

“Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen”. Thánh lễ bắt đầu bằng dấu thánh giá, là một trong những dấu hiệu Kitô giáo cổ xưa nhất, và là dấu hiệu tuyệt hảo của người Kitô hữu.

Khi làm dấu thánh giá, chúng ta nhận biết mình thuộc về Chúa Kitô, bày tỏ niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô đã chết trên thánh giá vì chúng ta, chúng ta nói lên lòng ước muốn đón nhận sự phong phú khôn lường của thánh giá và ước muốn liên kết đời sống chúng ta với đời sống của Chúa Kitô chết trên thánh giá. Vậy, thánh giá quả là dấu chỉ sự cứu độ, sự cứu chuộc và sự phục sinh. Dấu thánh giá còn nhắc chúng ta về bí tích Thánh Tẩy của mình, bởi chúng ta đã được rửa tội “nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”.

Dấu thánh giá là biểu thức của chính đức tin Kitô giáo, đó là sự hiện hữu của Thiên Chúa tình yêu được mạc khải bởi đời sống của Chúa Kitô. Do đó người ta hiểu tại sao các Kitô hữu thường làm dấu thánh giá cũng như thường bắt đầu một nghi thức phụng vụ bằng dấu thánh giá.
mt2508
mt2508

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 12/07/2011
Age : 33
Đến từ : vietnam

Về Đầu Trang Go down

Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ Empty Re: Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ

Bài gửi  hv_thienkim Tue Dec 06, 2011 4:46 pm

cám ơn MT về tài liệu này. Ủa mà cho K hỏi vậy việc làm dấu Thánh giá xuất hiện khi nào vậy?? Thời Chúa Giêsu đâu có làm dấu Thánh Giá đâu ta?! Question
hv_thienkim
hv_thienkim

Tổng số bài gửi : 41
Join date : 12/07/2011
Age : 33
Đến từ : Đồng Nai Province

Về Đầu Trang Go down

Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ Empty Re: Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ

Bài gửi  mt2508 Wed Dec 07, 2011 1:26 am

cái này t ko rành nữa mà t nghĩ chắc từ thời các tông đồ quá..........
mt2508
mt2508

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 12/07/2011
Age : 33
Đến từ : vietnam

Về Đầu Trang Go down

Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ Empty Re: Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ

Bài gửi  mt2508 Wed Dec 07, 2011 3:17 pm

3. Hỏi : Nên rước lễ bằng tay hay bằng miệng?




Đáp:

Đối với một số người, rước lễ bằng tay có vẻ thiếu tôn kính với Mình Thánh Chúa Kitô. Hôm trước ngày chịu nạn, trong lúc lập phép Thánh Thể, Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, đọc lời tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ” (Lc 22, 19). Chắc chắn là các môn đệ đã cầm bánh thánh trong tay của mình. Giáo hội cũng đã tiếp tục làm như thế trong suốt mười thế kỷ đầu. Sử liệu không thiếu để minh chứng việc này.

Việc rước lễ bằng miệng chỉ xuất hiện sau đó. Một đàng, Giáo hội chống mọi hình thức ma thuật và tục lệ mê tín dị đoan (thí dụ: chôn bánh thánh trong đất ruộng để mùa gặt được tốt) dẫn đến việc rước lễ bằng miệng. Đàng khác, do người ta ngày càng nhạy cảm về tính chất thiêng liêng của Mình Thánh để rồi đi đến suy nghĩ cho rằng chỉ có linh mục mới có quyền đụng đến bánh thánh.

Rước lễ bằng tay và rước Máu Thánh Chúa được tái lập bởi Công Đồng Vaticanô II.

Ngày nay người tín hữu được tự do chọn một trong hai cách rước lễ. Cách nào hay hơn đối với từng người? Điều cốt yếu là mỗi người tham dự bữa tiệc Thánh Thể và đón rước Mình Thánh Chúa Kitô với tất cả lòng cung kính.
mt2508
mt2508

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 12/07/2011
Age : 33
Đến từ : vietnam

Về Đầu Trang Go down

Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ Empty Re: Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ

Bài gửi  mt2508 Wed Dec 07, 2011 3:22 pm

4. Hỏi Có phải không lên rước lễ vì ta tự xét là không xứng đáng hoặc chưa sẵn sàng chăng?



Đáp:

Ngày xưa, linh mục dâng thánh lễ bằng tiếng La-tinh và quay lưng lại với giáo dân. Mỗi người tự dọn mình bằng cách đọc thầm kinh dọn chịu lễ trước khi lên rước lễ. Nhưng ngày nay, theo tinh thần canh tân phụng vụ sau Công Đồng Vaticanô II, toàn bộ thánh lễ là sự chuẩn bị cho việc rước lễ. Hay nói đúng hơn, toàn bộ thánh lễ là hiệp lễ (rước lễ): từ việc mặc niệm lúc đầu thánh lễ, nhìn nhận tội lỗi mình, nghe Lời Chúa qua các bài đọc, lời nguyện giáo dân, thông dự vào kinh nguyện Thánh Thể, đọc kinh Lạy Cha. Tất cả đều nhằm khai triển hành động của Chúa Kitô, Đấng làm cho chúng ta trở nên thân thể của Người.

Trong kinh nguyện Thánh Thể, sau khi bánh, rượu đã được thánh hiến, chúng ta xin Chúa Cha, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, để sau khi lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta được hiệp nhất trong Hội Thánh, là Nhiệm Thể của Chúa Kitô.

Chúng ta thấy rước lễ quan trọng như thế nào khi biết rằng rước lễ tóm lược toàn bộ thánh lễ. Do đó những người tham dự thánh lễ không nên tách rời cộng đoàn và tự cô lập mình, khi nghĩ rằng mình không xứng đáng lên rước lễ. Chúng ta không quên điều này: rước lễ không phải là một phần thưởng, nhưng là một lương thực.

Chúng ta hãy nhớ lại câu mà mọi người đều đọc trước khi rước lễ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh”. Như thế, vấn đề ở đây không phải là việc nêu lên phẩm giá của mình, nhưng trái lại, ý thức được rằng rước lễ không phải là một quyền lợi, nhưng là một ân huệ. Khoảng cách giữa sự thánh thiện của Chúa và của ta ví tựa như trời cao với vực thẳm, cho nên đây không là lúc đặt vấn đề mình có xứng đáng hay không để rước Chúa vào lòng.

Lời nguyện trên lập lại lời của viên sĩ quan đã không dám tiếp đón Chúa Giêsu vào nhà mình: “nhưng xin Ngài phán một lời” (Lc 7,7). Trong Chúa Giêsu, Lời và bản thân Người chỉ là một. Để ý đến lời mời của Chúa Giêsu “Hãy cầm lấy mà ăn” quan trọng hơn việc tìm kiếm sự thanh khiết của chúng ta nhiều.

Vả lại, chúng ta cảm thấy nghịch thường khi thấy một số tín hữu nhận lời mời của Chúa Kitô đến dự bữa tiệc thánh của Người, và do đó, tự xem là con cái trong một gia đình, lại tự tách riêng ra, không tham dự rước lễ, làm như họ là người ngoài bữa tiệc hoặc là những người bàng quan. Tham dự thánh lễ mà không rước lễ là chưa thấu hiểu ý nghĩa đích thật của bí tích Thánh Thể.

Tuy nhiên, có một vài ngoại lệ. Ngoài vấn đề những người bị vạ tuyệt thông hoặc phạm tội nặng không được rước lễ, có thể vào lúc rước lễ, với đức tin cao độ, chúng ta thực sự cảm thấy chưa sẵn sàng trong nội tâm để tiến lên đón nhận Mình thánh Chúa. Vì rước lễ đòi hỏi sự chuẩn bị cả con người chúng ta, nên phải làm hết sức để tránh làm sao cho việc rước lễ khỏi trở nên máy móc, nhàm chán. Có lẽ trong một vài trường hợp, ta không nên lên rước lễ, không phải vì ưu tư về sự thanh khiết của mình, nhưng vì không phù hợp với lòng thành của mình trước cử chỉ ta sắp thực hiện.
mt2508
mt2508

Tổng số bài gửi : 95
Join date : 12/07/2011
Age : 33
Đến từ : vietnam

Về Đầu Trang Go down

Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ Empty Re: Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ

Bài gửi  kenny Wed Dec 14, 2011 12:35 am

hv_thienkim đã viết:cám ơn MT về tài liệu này. Ủa mà cho K hỏi vậy việc làm dấu Thánh giá xuất hiện khi nào vậy?? Thời Chúa Giêsu đâu có làm dấu Thánh Giá đâu ta?! Question

Dấu Thánh Giá là một cử chỉ thông dụng nhất để tuyên xưng đức tin Kitô Giáo. Làm dấu hình thánh giá để nói lên niềm tin vào công cuộc cứu độ loài người mà Chúa Giêsu đã chịu chết trên thập giá. Xướng lên Ba ngôi Thiên Chúa là một cách nói lên niềm tin vào Chúa Ba Ngôi.

Dấu thánh giá là á bí tích đầu tiên của Giáo hội Công giáo, đã có từ thời các sứ đồ. Người ta thường làm dấu thánh giá với nước thánh (nước phép), hoặc trong dòng tu khi bước phòng mình. Trong hầu hết các nghi thức của công giáo thường được bắt đầu bằng việc làm dấu thánh giá.

Hình thức: vừa làm dấu theo hình chữ thập vừa đọc to hoặc đọc nhẩm: "Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần". Vừa đọc vừa dùng tay phải chạm lên trán, ngực và vai trái rồi vai phải tạo thành một hình chữ thập. Dấu thánh giá kết thúc bằng hình thức "Amen" chắp hai tay ở trước ngực.


kenny

Tổng số bài gửi : 74
Join date : 27/07/2011
Đến từ : Manila

Về Đầu Trang Go down

Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ Empty Re: Series về Thánh Lễ - mời mọi người đóng góp tài liệu về Thánh Lễ

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết