Giáo Lý Viên-Giáo Xứ BÌNH XUYÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sự Khác Biệt Giữa Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành

2 posters

Go down

Sự Khác Biệt Giữa Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành Empty Sự Khác Biệt Giữa Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành

Bài gửi  kenny Sat Jul 30, 2011 11:10 pm

Tin lành Toàn Thống và sự khác biệt về Giáo lý liên quan đến Đức Mẹ như thế nào?

Giáo lý đích thực đã được thánh Công đồng Vaticanô II đề cập trong Hiến chế Giáo Hội, (GH 67), những khác biệt về giáo lý với các anh em ly khai Tây Phương (Sắc lệnh HN 20), trong đó vấn đề tranh luận liên quan đến Đức Maria ảnh hưởng sâu sắc đến phương diện tình cảm, là lý do của mối lo âu đại kết (Philibert Zobel, Dictionary of Mary, bản Việt ngữ của Ngọc Đính C.M.C p140). Trươc hết, chúng ta cùng tìm hiểu một trong các điểm khác biệt quan trọng về Giáo lý giữa anh em Tin lành Toàn Thống (Fundamentalis) và Giáo Hội Công giáo:

- Phía anh em Tin lành:

Bắt đầu thời Cải cách, anh em Tin lành đã đưa ra lý thuyết duy Kinh thánh “ Sola Scriptura”(Lat: by Scripture alone). Mỉa mai thay, định đề này lại chẳng có trong Kinh thánh. Để cho định đề duy Kinh thánh đứng vững, chúng ta đưa ra ví dụ nói rằng: “Đức tin chỉ căn cứ vào Kinh thánh là đầy đủ”, không cần dựa vào Huấn quyền của Giáo hội và không cần Thánh truyền. Thế nhưng thuyết Duy Kinh thánh đã không chứnh minh được tìm thấy trong Kinh thánh. Kinh thánh không khẳng định chỉ Duy Kinh thánh là quy luật đầy đủ cho Đức tin của các Kitô hữu. (Patrick Madrid: Where is that in the Bible: authority of the Church, page 39, Our Sunday Visitor Publishing)

- Phía Giáo Hội công giáo:

Đưa ra những chứng cứ qủa quyết sự quan trọng gồm phẩm trật Giáo Hội, Thánh truyền và Huấn quyền của Giáo Hội: Matthêu 16: 18-19: “Trên đá này Thày sẽ xây Hội Thánh của Thày… Thày sẽ trao cho con chìa khoá nước Trời, sự gì con cầm buộc dưới đất, trên Trời cũng cầm buộc, sự gì con cỏi mở dưới đất, trên Trời cũng cởi mở.” Matthêu: 18: 17-18: “Nếu nó chẳng nghe lời Hội Thánh, hãy kể nó như một người ngoại và một người thu thuế, thật, Thày nói thật cho anh em, dưới đất, anh em cầm buộc điều gì, trên Trời cũng cầm buộc như vậy, dưới đất, anh em tháo cởi điều gì, trên Trời cũng tháo cởi như vậy”. Luca: 10: 16: “Ai nghe anh em là nghe Thày, mà ai khước từ anh em là khước từ Thày, mà ai khước từ Thày là khước từ Đấng đã sai Thày”. Trong Cựu ước, chúng ta còn tìm thấy lời cảnh cáo cho những ai khước từ thẩm quyền giảng dạy của các tư tế là những người Chúa trao thẩm quyền cắt nghĩa lề luật và truyền đạt lời Chúa một cách chính thức. ( x Lêvi 20: 1-27, 25: 1-55). Trong sách Đệ nhị luật: 17: 11-13: “Căn cứ vào lời các tư tế chỉ giáo cho anh em, và vào bản án họ công bố cho anh em, anh em sẽ hành động đúng như lời họ thông báo cho anh em, không đi trệch bên phải bên trái. Người nào cả gan không nghe vị tư tế chầu chực ở đó để phụng sự Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hay không nghe vị Thẩm phán, thì sẽ phải chết.”

Qua những đoạn Kinh thánh kể ra trên đây, Thiên Chúa thiết lập Huấn quyền của Giáo hội với thẩm quyền dạy dỗ (x Matt. 28: 20), cắt nghĩa Kinh thánh (x TDCV 2:14-36) cầm buộc và tháo cởi (Matt. 18; 18; TDCV 15: 28-29).

- Thuyết Duy Kinh thánh và những Tín điều về Đức Maria:

Lập trường của hai phía Tin lành và Công Giáo trong Tín điều Đức Mẹ Hồn XácLên trời và Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội khác biệt nhau: Anh em Tin lành chủ trương chỉ có những gì trong Thánh kinh mới trở thành niềm tin cho các Kitô hữu. Đó là điểm gây bất đồng giữa anh em Tin lành và Giáo hội Công giáo. Anh em Tin lành nói hai Tín điều nêu trên không được mạc khải trong Kinh thánh, vì vậy không thể chấp nhận được. Nhưng Giáo hội Công giáo nại vào Thánh truyền như nguồn phù trợ cho Thánh kinh. Chỉ có Thánh kinh mà thôi thì chưa đủ (Vat. II, hiến chế MK 98). Thánh kinh và Thánh truyền do các Thánh Tông đồ được Giáo hội Công giáo coi như quy luật tối cao hướng dẫn đức tin (MK 21).

Sự khác biệt về Giáo lý kể trên đã làm nảy sinh các vấn nạn khác của anh em Tin lành về Đức Maria. Những vấn nạn ấy sẽ được lần lượt đề cập trong những bài sau. Vì lòng yêu mến Đức Mẹ, người Công giáo cố gắng tìm hiểu và học hỏi những giáo lý liên quan đến Mẹ, để củng cố niềm tin nơi Mẹ, như Hiến chế Giáo Hội dạy: “Công đồng muốn làm sáng tỏ vai trò của Đức Trinh Nữ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể và nhiệm vụ của nhân loại đối với Mẹ mình là Đức Trinh Nữ Maria” (GH 54). Cũng trong Hiến chế ấy, Công đồng kêu gọi các nhà thần học tiếp tục tìm tòi để làm sáng tỏ các vấn đề thần học còn đang được nghiên cứu.

Thắc mắc về tước hiệu Mẹ Thiên Chúa trong các anh em Tin lành

Lịch sử giáo Hội cho thấy tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria vẫn được mọi người chấp nhận. Tới năm 429, Giám mục Nestoriô dấy lên lạc thuyết nói rằng Chúa Giêsu có hai ngôi vị riêng biệt, và Đức Maria chỉ là Mẹ của ngôi vị loài người mà thôi. Năm 431, lạc thuyết này bị công đồng Ephêsô lên án và không còn thấy tái hiện trong Kitô giáo cho tới sau thời kỳ giáo phái Tin Lành ra đời. Sự kiện có những anh em Tin lành không nhìn nhận Đức Maria là Mẹ của Thiên Chúa là một sự xa rời căn bản của Kinh thánh và các Giáo phụ. Bởi vì điều ấy hàm ý rằng Chúa Giêsu chẳng phải là Thiên Chúa hoặc là nơi Ngài có hai ngôi vị riêng biệt.

1-Sự cần thiết nêu lên những lý chứng: Anh em Tin lành viện lẽ rằng Đức Maria chẳng có thể tạo ra Thiên tính của Chúa Giêsu, vậy Đức Mẹ không thể được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Vì Chúa Giêsu là một ngôi vị duy nhất (Công đồng Ephêsô, x Denziger-Schonmetzer 250). Chúng ta nói một kẻ được sinh ra, mà không nói bản tính được sinh, hay thân xác được sinh. Chẳng hạn, cha mẹ không sinh ra linh hồn chúng ta, vì chúng ta lãnh nhận linh hồn trực tiếp từ Thiên Chúa, cha mẹ chỉ sinh chúng ta phần xác. Thế nhưng người ta không nói “mẹ tôi chỉ sinh ra thân xác tôi”, mà nói “mẹ tôi sinh ra tôi”.

2-Cần nêu chứng từ của Kinh thánh: Có rất nhiều đoạn cho chúng ta biết Chúa Giêsu là Chúa. Phúc âm Matthew (Mat 1: 23) ( nhắc lời tiên tri Isaia) nói danh hiệu Đấng Cứu thế là Emmanuel, nghĩa là “Chúa ở với chúng tôi”. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galata: “Đến thời gian viên mãn, Chúa đã sai Con của Ngài, sinh bởi người nữ, sinh dưới chế độ lề luật” (Gal 4,4). Luca cũng cho biết: “Con trẻ được sinh ra, sẽ được gọi là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa( Lc 1: 35). Bà Isave cũng nói: “Mẹ của Chúa tôi”. Chữ “Chúa tôi” đối với dân Do thái chỉ để quy về Thiên Chúa (Luc 1: 43).

3-Anh em Tin lành đồng ý Đức Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu: mặc dù anh em Tin lành không nhìn nhận Đưc Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nhưng họ đồng ý Đức Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu: Chúng ta biết, Con Thiên Chúa nhập thể không có nghĩa một phần là Thiên Chúa, một phần là người. Nếu hiểu như vậy thì hoá ra một nửa Chúa Giêsu là Chúa, một nửa kia là người pha trộn với nhau. Thế nhưng Chúa Giêsu không phải là sự pha trộn giữa hai bản tính thần linh và nhân loại. (Sách GLCG số 464 a). Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật trong một ngôi duy nhất là ngôi thứ hai. Trong suốt những thế kỷ đầu tiên để chống lại các lạc thuyết, nhất là lạc thuyết Nestoriô, Hội Thánh đã phải bảo vệ và minh giải chân lý đức tin này: “Thiên Chúa làm người, đã làm người mà vẫn thật sự là Thiên Chúa” (Sách GLCG 464b và 468)

4-Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa qua việc Con Thiên Chúa làm người trong lòng Mẹ: Đức Mẹ sinh ra Chúa Giêsu là một ngôi vị duy nhất, bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại không thể tách rời nhau, như công đồng Êphêsô đã tuyên xưng: “Ngôi Lời đã làm người khi kết hợp trong ngôi vị mình một thân xác do một linh hồn làm cho sống động. Nhân tính của Chúa Giêsu không có một chủ thể nào khác ngoài ngôi vị thần linh của Con Thiên Chúa, Đấng từ lúc tượng thai đã nhận lấy nhân tính ấy làm của mình… vì thế chúng ta nói: “Ngôi Lời đã sinh ra làm người”. (Denzinger-Sconmetzer: Tuyển tập các tín biểu, các Định tín, Sách GLCG số 466 trích dẫn). Cuối cùng, công đồng Ephêsô năm 431 công bố rằng: “Đức Maria trở thành Mẹ Thiên Chúa qua việc Con Thiên Chúa làm người trong lòng Mẹ”

5- Học hỏi trong tương lai: Chúng ta sẽ có dịp đề cập tới các Giáo phụ và các nhà Sáng lập của Tin lành đã xác lập quả quyết rằng: Đức Maria là Mẹ của Thiên Chúa. Như vậy hy vọng chúng ta và anh em Tin lành càng có nhiều lý chứng rất đáng thuyết phục.

Oi Mẹ Thiên Chúa, “Đấng đầy ơn sủng, Đức Chúa ở cùng Bà”(Lc 1: 28). Xin cho con được chia xẻ một phần phúc lộc của Mẹ, để con đáng được Chúa Giêsu thương đến! Amen.

Phải hiểu cho đúng việc tôn sùng Đức Mẹ và việc tạc vẽ ảnh tượng của người Công giáo như thế nào?

Một số đông anh em Tin Lành không hiểu rõ ý nghĩa việc người Công giáo tôn kính Đức Mẹ Maria một cách đặc biệt, nên có một số người đã quá găy gắt bình phẩm rằng người Công giáo qùy xụp lạy trước tượng Đức Mẹ có khác nào như thể đang thờ ngẫu tượng! Và họ còn lên án rằng người Công giáo không biết phân biệt giữa Thiên Chúa tối cao và ảnh tượng gỗ đá do con người tạo ra, vậy sự kiện này có thực sự đúng không?

Thưa không. Bởi vì, chẳng hạn người Tin lành cũng từng ôm hôn cây Thánh giá hoặc cuốn Kinh thánh, nhưng có ai dám nói họ đang hôn gỗ, hôn giấy không? Điều quan trọng chúng ta phải ghi nhớ là Sách thánh hay Thánh giá được ôm hôn kia là để tưởng niệm Đức Giêsu và công trình cứu độ của Ngài. Cũng vậy, những hình ảnh của các vị thánh hiển vinh của Thiên Chúa được sùng kính là để nhắc nhớ chúng ta về gương mẫu của các vị thánh đã tận hiến đời mình để đáng được công nghiệp cứu chuộc của Đức Giêsu.

1- Quỳ trước tượng Đức Mẹ không phải là thờ lạy: Người Công giáo không nghĩ rằng họ đang “thờ lạy” Đức Mẹ khi họ quỳ trước các ảnh tượng của Đức Mẹ. Họ chỉ tôn kính Đức Mẹ và qua Đức Mẹ, họ thờ phượng Thiên Chúa, và Chúa Giêsu. Để cứu rỗi nhân loại, Thiên Chúa đã muốn cho Con của Ngài sinh bởi Đức Mẹ đồng trinh, vì thế, người công giáo biệt tôn Đức Mẹ trên hết các thần thánh, nhưng không vì thế mà biến việc tôn kính thành tôn thờ. Có người hỏi: “Thế nhưng tại sao người công giáo lại mộ mến Đức Mẹ một cách say sưa như thể Đức Mẹ là ngôi vị “thứ tư” trong ba ngôi Thiên Chúa? Xin thưa: người Công giáo, nhất là công giáo Việt nam say sưa yêu mến Đức Mẹ một cách rất đặc biệt. Thiên Chúa chọn Đức Mẹ và ban cho Đức Mẹ vinh dự vô cùng lớn lao được làm Mẹ Thiên Chúa; vì Đức Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu. Đức Mẹ còn là Mẹ nhân loại. Chính Chúa Giêsu yêu kính Mẹ của Ngài một cách hoàn hảo. Chúng ta được kêu gọi để bắt chước những gì Chúa Giêsu đã làm khi thực thi giới răn thứ bốn là: “Các ngươi phải thảo kính cha mẹ”. Lòng thảo kính đặc biệt ấy không phải là sự tâng bốc muốn đưa Đức Mẹ lên ngang hàng với ngôi vị Thiên Chúa. Lòng thảo kính ấy đã được chính Chúa Giêsu cổ võ.

2- Phải hiểu cho đúng ý nghĩa việc tạc vẽ ảnh tượng: Có người trưng đoạn sách Xuất hành (Xh 20:4-5) nói rằng Thiên Chúa đã cấm tạc tượng, vẽ hình, thế mà người công giáo còn tạc tượng Đức Mẹ, như vậy là vi phạm luật Chúa?

Thưa: - Thiên Chúa cấm làm hình tượng với mục đích thờ lạy hình tượng thay vì thờ lạy Thiên Chúa. Vì dân chúng dưới thời Môsê thích tạc ngẫu tượng để thờ, nên Chúa đã truyền lệnh cấm ấy. Thế mà sau đó, chúng đã đúc bò vàng để thờ thay vì thờ Chúa khiến Chúa nổi giận (Xuất hành 32: 7-10). Nhưng Chúa đâu có cấm tạc vẽ ảnh tượng nói chung. Trong sách Xuất hành (Xh 25: 18-19). Chúa truyền cho Môsê làm các tượng thần Chêrubim. Trong sách Dân số, Chúa nói với Môsê đúc con rắn đồng. Người Do thái tạc rất nhiều hình tượng trong đền thờ của họ gồm thiên thần, bò lừa, sư tử, các cây cọ, chà là, hoa lá (Sách các Vua, quyển 1, đoạn 6 và 7). Có lẽ ở nhà, chúng ta để hình ảnh của người thân trong phòng khách; lúc đi đường còn mang theo trong ví, trong bóp, hình ảnh những người yêu dấu ấy. Đấy là những hình tượng do con người làm nên. Có phải chúng ta thờ phượng các ảnh tượng đó khi chúng được dùng như biểu tượng nhắc nhở mối liên hệ thâm sâu giữa ta với người trong ảnh tượng? Không ! Thế thì cũng một nguyên tắc ấy được ứng dụng trong việc tôn kính trước các ảnh tượng. Hình tượng Đức Mẹ được trang trọng đặt trên bệ, trên đài là vì lòng mộ mến, tôn kính Đức Mẹ một cách rất đặc biệt của người công giáo. Qua hình tượng Đức Mẹ, người công giáo lúc nào cũng quy hướng tâm hồn về Thiên Chúa tối cao để thần phục, tôn thờ. Người công giáo chỉ dùng những hình tượng Đức Mẹ, các Thánh và các Thiên thần của Thiên Chúa để nhắc nhở cho mình những nhân đức và hành vi thánh thiện của thánh nhân đáng tôn kính mà các ảnh tượng kia biểu hiện.

Lạy Mẹ Maria, con của Mẹ còn nơi dương gian, giữa chốn ba đào hiểm nguy, xin Đức Mẹ thương con và cầu bầu cùng Chúa Giêsu cho con. Amen!


kenny

Tổng số bài gửi : 74
Join date : 27/07/2011
Đến từ : Manila

Về Đầu Trang Go down

Sự Khác Biệt Giữa Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành Empty Re: Sự Khác Biệt Giữa Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành

Bài gửi  Maria Vy Hoàng Thu Feb 16, 2012 9:33 pm

thks a nhe'! bài này giải đáp đc những thắc mắc của e từ trc giờ về sự khác biệt giữa đạo Công Giáo mình và Tin Lành .
Maria Vy Hoàng
Maria Vy Hoàng

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 12/07/2011
Age : 36
Đến từ : Dong Nai

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết