Giáo Lý Viên-Giáo Xứ BÌNH XUYÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PHONG TRÀO THIỀU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM- LIÊN ĐOÀN ANRE PHÚ YÊN- HIỆP ĐOÀN ĐAMINH SAVIO- XỨ ĐOÀN EMMANUEL

2 posters

Go down

PHONG TRÀO THIỀU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM- LIÊN ĐOÀN ANRE PHÚ YÊN- HIỆP ĐOÀN ĐAMINH SAVIO- XỨ ĐOÀN EMMANUEL Empty PHONG TRÀO THIỀU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM- LIÊN ĐOÀN ANRE PHÚ YÊN- HIỆP ĐOÀN ĐAMINH SAVIO- XỨ ĐOÀN EMMANUEL

Bài gửi  admin Sat Jul 23, 2011 9:18 pm





PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM - LIÊN ĐOÀN ANRE PHÚ YÊN- HIỆP ĐOÀN ĐAMINH SAVIO - XỨ ĐOÀN EMMANUEL
mt2508 Today at 13:27

Thường xin cung cấp cho các HT-GLV và những ai quan tâm TNTT các thông tin và kiến thức về TNTT tại VN. rất mong nhận được góp ý và đóng góp thêm để làm giàu kiến thức cho nhau. xin cảm ơn


Bài 1 : Lịch sử và bước tiến của phong trào

I. NGUỒN GỐC PHONG TRÀO :
* Lịch sử đạo binh Thánh-giá thời Trung-cổ.
* Lịch sử đạo binh Giáo Hoàng do cha Cross tổ chức năm 1865 tại Pháp, khi nước Tòa Thánh bị Garibaldi xâm chiếm.
* Phong trào chống lại việc tục hóa trường học công giáo tại Pháp vào cuối thế kỷ 19 do cha Ramadière chủ trương ( Thành lập hội Tông-đồ-cầu-nguyện).
* Sắc lệnh Quam Singulari của Đức Giáo Hoàng Piô X, cổ vỏ trẻ con năng chịu lễ, năm 1910.
* Việc chính thức thành lập Phong trào Nghĩa binh tại Pháp do cha Bessières S.J ( trực thuộc hội Tông Đồ cầu-nguyện) năm 1917.

II. LỊCH SỬ PHONG TRÀO TẠI VIỆT NAM :

1929.­_ Hai cha Xuân-Bích Léon Palliard và Paul Urureu bắt đầu phát động Phong trào ngay trong chủng viện và bắt đầu thành lập đoàn đầu tiên tại trường Thầy Dòng “Ecole – Puginier “ ở Hà-Nội. Từ đó nhờ sự khích lệ của Đức Khâm Mạng, hàng Giám mục và các Linh mục nên không bao lâu, Phong Trào lan rộng khắp lãnh thổ Việt Nam.
1931._ Thành lập Phong Trào tại Hà Nội và Huế.
1932._ Thành lập tại Phát Diệm và Thanh Hóa.
1935._ Thành lập tại Vinh, Sài-gòn và Vĩnh Long.
1936._ Thành lập tại Quy Nhơn.
1937._ Thành lập tại Thái Bình và Bùi Chu.
1951._ Cha Nguyễn Hữu Tấn ( Sài-gòn ) đã hoạt động mở rộng Phong Trào tại các địa phận miền Đông Nam Việt ( Sài-gòn, Mỹ Tho, Xuân-Lộc, Phú-Cường ).
1954._ Sau cuộc di cư, các đoàn Nghĩa Binh miền Bắc tổ chức lại hàng ngũ khi vô Nam, Địa phận Bùi Chu, Phát Diệm đã cho xuất bản các tài liệu hội đoàn di cư, trong số có Nghĩa Binh Thánh Thể.phong trào phát triển mạnh tại Saigòn.
1957._ Hội Đồng Giám Mục bổ nhiệm cha Nguyễn Khắc Ngữ ( nay là Giám mục ) làm Tổng Tuyên uý đầu tiên của Phong Trào toàn quốc, cùng một lúc với việc tổ chức lại công giáo tiến hành do Đức Cha Phạm Ngọc Chi điều khiển. Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể khắp nơi khởi sự phát động mạnh trong thời kỳ này.
1964._ Cha Nguyễn Khắc Ngữ làm Giám mục Long Xuyên, cha Phaolô Nguyễn văn Thảnh được chỉ định thay thế. Cuộc đại hội tuyên úy toàn quốc đầu tiên được triệu tập tại Sài-gòn từ ngày 28 – 30 tháng 11 để quyết định việc thống nhất Phong trào. Các tuyên úy đã có công trong việc này :

1965._ Đại hội tuyên úy lần hai tại Sài-gòn vào tháng hai dương lịch. Quyết định cuối cùng về bản Nội qui thống nhất đầu tiên cho Phong trào. Bản nội qui được trình Hội Đồng Giám mục trong phiên họp vào tháng sáu, và được chấp thuận cho phép thi hành thử. Cũng trong phiên họp này, Hội Đồng Giám Mục quyết định : bỏ danh hiệu Nghĩa Binh Thánh Thể và dùng danh hiệu PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM.
Tờ báo Thiếu Nhi Thánh Thể của Phong trào toàn quốc được xuất bản ngay từ tháng 7 năm 1965.
1967._ Đại hội tuyên úy lần thứ ba tại Vĩnh Long vào tháng 4 : sửa đổi mấy chi tiết của nội qui thống nhất và bằng cuộc đại hội Huynh Trưởng được tổ chức cũng tại Sài-gòn vào tháng 7 . Có khoảng 500 Huynh Trưởng tham dự.
1968._ Ảnh hưởng tết Mậu Thân, tất cả hoạt động đều bị ngưng trệ, để xét duyệt tình hình, một cuộc đại hội tuyên uý lần thứ 4 được tổ chức vào tháng 11, bàn thêm về việc tu chỉnh nội qui và về cuộc kinh lý trên toàn quốc cuối năm 1968 và đệ nhất bán niên 69 của phái đoàn trung ương.
1969._Tháng 9 : Đại hội đầu tiên ban lãnh đạo toàn quốc ( tức là ban tuyên uý và Huynh Trưởng ) tại Bê-ta-ni-a, Chí Hòa. Thành lập qui chế cho Huynh Trưởng, lưu nhiệm ban quản trị trung ương,tìm hướng đi cho trong năm.

1971._ Nội qui mới được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận cho thi hành trong phiên họp từ ngày 4 đến ngày 10 tháng Giêng. Với điều kiện giữ danh hiệu Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Điều 1) và tổ chức Phong trào theo cách “tuyển lựa” ( Điều 10)
1972._ Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc VỀ ĐẤT HỨA I tổ chức tại Bình Triệu quy tụ khoảng 2000 Huynh Trưởng. ( 29-12-72 đến 01-01-73 )
1974._ Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Thảnh vì lý do sức khoẻ đã từ chức. Linh mục Giuse Vũ Đức Thông lên thay.
1975 ._ Phong Trào có khoảng 140.000 đoàn viên; 3.800 Huynh Trưởng hoạt động trong 650 Xứ Đoàn, thuộc 68 Liên Đoàn trong 13 Giáo phận (trừ Giáo phận Đà Nẵng). Hai Giáo phận đông nhất là Xuân Lộc với 40.000 đoàn viên và Sàigòn với 38.000 đoàn viên.

Sau biến cố lịch sử 30.04.1975 , Phong Trào trong nước đình chỉ mọi hoạt động bên ngoài. Chuyển sinh hoạt Thiếu Nhi thành các lớp Giáo Lý. Nhưng Phong Trào bắt đầu nhen nhúm nẩy mầm và phát triển một cách kỳ diệu nơi các cộng đồng Công Giáo người Việt tại nhiều nơi trên thế giới như : Pháp, Đức, Úc, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại…, và các nơi có các trại tỵ nạn như: Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Hồng Kông… Hiện nay, tại Hoa Kỳ, Phong Trào phát triển mạnh mẻ và cơ cấu tổ chức rất chặt chẻ, và vẫn mang danh xưng là Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Tại Hoa Kỳ.

III. THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (LIÊN ĐOÀN ANRÊ PHÚ YÊN)

Năm 1990, sau 15 năm làm quen xã hội mới, Thiếu Nhi Thánh Thể ở nhiều nơi, nhiều Giáo xứ bắt đầu nhen nhúm, hoạt động âm thầm hoặc bán công khai nhưng không kém phần hiệu quả.
Năm1997, tại Giáo phận Tp.Hồ Chí Minh, Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chính thức thành lập Ban mục Vụ thiếu Nhi, bổ nhiệm cha Giuse Phạm Đức Tuấn làm trưởng ban cùng với 15 cha đặc trách 15 hạt. Cũng từ thời điểm này Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể bắt đầu hồi sinh. Nhiều buổi họp mặt của các cựu Tuyên uý, cựu Huynh trưởng TNTT còn nhiệt huyết để chuẩn bị tái lập TNTT.

Năm 2002, PT/TNTT chính thức ra mắt, cha Giuse Phạm Đức Tuấn được đức Tổng giám mục bổ nhiệm làm Tuyên Uý Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Tp. HCM.

Năm 2003 đến 2005, ngoài các khóa huấn luyện Giáo lý viên các cấp, Liên Đoàn TNTT Giáo Phận đã tổ chức các sa mạc huấn luyện Huynh trưởng các cấp
Trong đó có 22 Huynh trưởng được chọn để đào tạo trở thành các Huấn Luyện Viên cho Phong Trào.

Ngày 28.11.2004 ra mắt Ban Chấp Hành Liên Đoàn Anrê Phú Yên nhiệm kỳ 2004 – 2006

Công việc phát triển và huấn luyện tại Liên Đoàn ngày càng mạnh mẽ qua các cầu nối tại các Hiệp Đoàn, Giáo xứ và tại văn phòng ban Mục Vụ Thiếu Nhi 180 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 03, Tp.HCM Điện thoại : 08.9303 569 ( Tòa Tổng Giám Mục)

IV. PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ TẠI CÁC GIÁO PHẬN .
Cho đến nay, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể đang được hồi sinh mạnh mẽ và phát triển tại các Giáo Phận : Hà Nội, Huế, Xuân Lộc, Nha Trang, Thái Bình, Hải Phòng, Mỹ Tho, Cần thơ . . .

V. PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI HẢI NGOẠI
Năm 1975, lịch sử Việt Nam lật sang trang mới, theo chân chân hàng trăm ngàn người Công Giáo Việt nam có mặt khắp nơi trên thế giới, trong đó có các Huynh trưởng TNTT Việt Nam. Họ đã gầy dựng Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam với cơ cấu tổ chức hệ thống Trung Ương vững chắc tại các quốc gia như : Hoa Kỳ Uc, Anh Pháp, Canada,và vẫn giữ danh xưng : Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại . . .
1985._Linh mục Phanxicô Phạm Văn Phương được mời làm Tổng Tuyên Úy.
Tháng 7-1992 : Đại Hội HT Toàn Quốc VỀ ĐẤT HỨA II đã được tổ chức tại nhà dòng Dominguez, Los Angeles, quy tụ khoảng 800 người gồm các Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huynh Trưởng toàn quốc Hoa kỳ và đại biểu của PT-TNTT-VN ở Canada và Úc Châu.
1993 : Sa mạc Huấn luyện Huynh Trưởng đầu tiên tại Paris – Pháp. Ngày 07-01-1993, Bản Nội Quy mới cho PT-TNTTVN tại Hoa Kỳ ra đời. Bản Nội Quy này gồm có 11 Chương và 80 điều.
Từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 7 năm 2004. Đại hội Huynh trưởng TNTT Việt nam VỀ ĐẤT HỨA IV được tổ chức tại California, mừng kỷ niệm 75 năm (1929 – 2004 ) thành lập pt., hơn 100 Tuyên uý và Huynh trưởng khắp nơi trên thế giới quy tụ về. Đại diện Việt nam có 9 người : 4 Linh mục và 5 Huynh trưởng qua tham dự.

Hiện nay, PT/TNTT/VN/HK được tổ chức theo cách thức của Liên Đoàn Công Giáo, chia làm 8 Miền. Mỗi Miền có Cha Tuyên Úy Miền và Ban Chấp Hành Miền điều hành. Tổng Tuyên Úy : Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương. Toàn Hoa Kỳ có khoảng 80 Đoàn TNTT, gồm 15.000 đoàn sinh và 1.600 Huynh Trưởng.

Lịch sử Phong trào còn đó, đang tiếp tục và sẽ không ngừng phát triển.

mt2508

Tổng số bài gửi: 13
Join date: 12/07/2011
Age: 20
Đến từ: vietnam








NHỮNG ĐỨC TÍNH CỦA MỘT NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
mt2508 Today at 13:30

- Khi đã xác định được mục tiêu và phương pháp của mình, chắc chắn người Huynh Trưởng luôn tự cảm thấy mình còn thiếu thốn, nghèo nàn về mọi phương diện, nhất là nghèo nàn các đức tính… nên luôn phải tự trang bị, tự trau dồi và tự đào luyện chính mình.
- Tính tình là do tập luyện, thói quen… có tính xấu; có tính tốt.
* Tính xấu làm hạ giá con người, mờ nhạt hình ảnh Thiên Chúa.
* Tính tốt làm thăng hoa con người, giống hình ảnh Thiên Chúa.
Tính tốt hướng thiện được gọi là những ‘nhân đức’.


A. CÁC NHÂN ĐỨC.

I. NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN.
- ĐỨC TIN giúp ta đáp lại tiếng Chúa gọi và mạnh dạn đi theo Chúa.
- ĐỨC CẬY giúp ta định hướng trong lịch sử cứu độ của bản thân.
- ĐỨC MẾN làm cho ta được sống trong Thiên Chúa ‘là’ Tình Yêu.
* Khi các Huynh Trưởng thật sự sống Tin Cậy Mến, chắc chắn sẽ thủ đắc được những nhân đức khác.

II. NHÂN ĐỨC LUÂN LÝ. (Đối nhân, nhân đức trụ)
- KHÔN NGOAN giúp ta lựa chọn đúng, tiên liệu chính xác đời mình.
- CÔNG MINH để cán cân cuộc đời không thiên lệch trong 3 chiều kích.
- CAN ĐẢM để ta dám làm điều đúng, dám bỏ điều sai…
- TIẾT ĐỘ để ta biết làm chủ bản thân trong mọi tình huống…
* 4 nhân đức này được ví như 4 cột trụ nâng đỡ bản tính con người.

III. NHÂN ĐỨC PHÚC ÂM. (3 lời Khấn)
- VÂNG PHỤC để ta biết làm chủ cái ‘TÔI’ (bản ngã).
- NGHÈO KHÓ giúp ta thật sự làm chủ vật chất.
- KHIẾT TỊNH để thống nhất hồn xác và làm chủ bản thân.

IV. NHÂN ĐỨC CHÚA GIÊSU.
- HIỀN LÀNH để ‘sở hữu Đất Đức Chúa Trời’, nhu thuận trong hành xử.
- KHIÊM NHƯỜNG là chân nhận sự thật như nó là… không được khác đi.
* Hiền lành và khiêm nhường sẽ được bình an tâm hồn (Mt 11.29).

V. THỰC HIỆN LỜI HỨA. (4 luật đầu, lời tuyên hứa, chào… của HT)
- CẦU NGUYỆN là hơi thở của đời sống thiêng liêng, mối liên hệ với TC.
- RƯỚC LỄ đời sống kết hiệp, trở nên một ‘Alter Christus’ (chức vụ tư tế).
- HY SINH sẵn sàng đón nhận thập giá, vác thập giá và lên thập giá…
- HỒN TÔNG ĐỒ để phục vụ như Chúa Giêsu (không phải một kỹ năng!).

VI. SỐNG PHẤN KHỞI TÍN THÁC.
Vì biết chắc chắn rằng mình đang ngụp lặn trong ân sủng nên một Huynh Trưởng luôn sống trong tin tưởng, phó thác với một niềm phấn khởi, hân hoan. Sống dấn thân một cách mãnh liệt, dồi dào… (Jn 10.10).

B. CÁC ĐỨC TÍNH.

I. TRUNG THÀNH VÀ TỰ CHỦ.
- Trung thành với sứ mạng, trung thành với bổn phận và trách nhiệm…
- Trung thành với Tình yêu, trung thành với vị chủ chăn.
- Tự chủ để kiểm soát được suy nghĩ, hành vi, lời nói, thái độ của mình.
- Tự chủ để vượt qua hoàn cảnh, vượt qua khó khăn, vượt qua sự yếu đuối.

II. THANH LIÊM VÀ LỊCH SỰ.
- ‘Được nhận nhưng không thì cũng hãy cho đi nhưng không!’ (Mt 10..
- Càng sống thanh liêm thì lời nói của mình càng có giá trị.
- Lịch sự trong lời nói, trong phong cách, nhất là trong trang phục!
- Lịch sự với đồng cấp, đồng sự và cả những người dưới quyền…

III. KHÔN NGOAN VÀ CẨN TRỌNG.
- ‘…như chiên giữa đàn sói. Hãy khôn ngoan như con rắn…’ (Mt 10.16)
- Khôn ngoan để biết mình, biết người; biết việc cần hay không cần…
- Cẩn trọng trong ngôn từ để đắc nhân tâm.
- Cẩn trọng trong cuộc sống để tránh thất bại và xung đột…

IV. KIÊN NHẪN VÀ CƯƠNG TRỰC.
- ‘Nước chảy đá mòn’; ‘Có công mài sắt…’
- Kiên nhẫn để tự chủ, để chín chắn, để sống có chiều sâu hơn…
- Cương trực là vừa cương quyết vừa thẳng thắn, nhưng rất tế nhị.
- Cương trực giúp người HT quyết đoán hơn và công bằng hơn.

V. NHIỆT THÀNH VÀ HOÀ ĐỒNG.
- Nhiệt thành giúp chu toàn trách nhiệm chứ không lẩn tránh, thoái thác.
- Nhiệt thành xây dựng lòng tính nhiệm, ươm mầm cho bản lĩnh một HT.
- Hoà đồng để cảm thông, để thấu hiểu, để yêu thương, để hướng dẫn…
- Hoà đồng hoàn toàn khác với hoà tan!

VI. KỶ LUẬT VÀ QUẢNG ĐẠI.
- Người giữ kỷ luật là người sống trật tự, ngăn nắp, tự chủ, chín chắn…
- Kỷ luật không phải cứng đơ, nhưng biết so sánh với mục đích!
- Quảng đại liền với bao dung là đặc điểm của người ‘cao thượng’.
- Quảng đại để hy sinh, chấp nhận sự khác biệt, đón nhận thiện chí…

VII. TRÁCH NHIỆM VÀ TỰ TIN.
- Trách nhiệm là biểu hiện của người có văn hoá, được giáo dục kỹ…
- Trách nhiệm là ‘…tôi trồng, anh tưới, TC mới cho mọc lên!’ (I Cor 3.6).
- Tự tin là lượng giá đúng… dễ thuyết phục, động viên người khác!
- ‘Trẻ con không thích người chỉ huy hèn yếu’ (Cha La Cordaire).

C. CÁC THÓI QUEN TỐT.

1. Tham dự Thánh lễ hàng ngày, nhất là những thánh lễ dành riêng cho Đoàn Thiếu Nhi.
2. Siêng năng Rước Lễ và Chầu (viếng) Chúa Giêsu Thánh Thể.
3. Tham gia tích cực các công tác của Giáo Xứ, của cộng đoàn.
4. Nhiệt tình tham gia các sinh hoạt của Đoàn (Tĩnh tâm, hội họp…)
5. Luôn cầu tiến: đọc – nghiền ngẫm – học hỏi – sống Lời Chúa; nâng cao kiến thức cũng như phương pháp sư phạm, nhất là sống tâm tình với Chúa để làm chất liệu truyền đạt lại cho các em và mọi người.
6. Thực hiện và sống các điều Luật của Phong Trào, nhất là luôn kiểm thảo đời sống hàng ngày dưới hình thức Sổ Hoa Thiêng.
7. Dám ‘Sống cho Chúa’ thay vì chỉ dám ‘chết cho Chúa’…
8. Tham gia các công tác bác ái, kể cả những công việc xã hội.
9. Luôn sống tình liên đới giữa các Huynh Trưởng với nhau. ‘Hiệp nhất’ không chỉ là đoàn kết, không phải là những que củi được bó lại…
10. Là một Huynh Trưởng, cần luôn tâm niệm rằng: chúng ta là những người lãnh nhận một sứ mạng hết sức cao cả là giáo dục các em, nghĩa là chúng ta sẽ chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về linh hồn của các em, và thậm chí cả khi những em đó không còn học ở lớp mình nữa và còn thậm chí cả chính những đứa con mà các em sau này sinh ra, sẽ được các em dạy dỗ những điều mà hôm nay chúng ta đang dạy và đang sống.

mt2508

Tổng số bài gửi: 13
Join date: 12/07/2011
Age: 20
Đến từ: vietnam








Các bài ca sinh hoạt TNTT
mt2508 Today at 13:33

HỪNG ĐÔNG VƯƠN LÊN

1. Như ánh hồng vươn lên khi hừng đông chiếu sáng. Như nguồn sống trào dâng khi mùa Xuân về. Ta cùng tiến bước vượt qua mọi gian khó. Ta cùng vươn lên tới lý tưởng mong chờ.
2. Ta góp mặt nơi đây cho đời thêm sức sống. Ta cùng góp bàn tay xây mộng xa vời. Ta cùng góp tiếng cười vang động sông núi. Ta cùng vươn lên tới lý tưởng mong chờ.

VÀO SA MẠC
1. Tiến mau lên nhé, ta lên đường vào sa mạc.Trời biển bao la hay rừng sâu không chùn bước. Tiến qua thung lũng hay lên đồi núi cao. Chúng mình đi về Đất Hứa nơi mong chờ.
2. Hát lên muôn tiếng, âm vang về tận xa vời. Nhạc trổ muôn cung cho sầu tan vơi niềm nhớ. Tiếng ngân cao vút xua đêm dài tối tăm. Tiếng hò khoan vọng lên mãi trên lưng trời.

MANNA CHO EM

Xưa Manna trên rừng Chúa nuôi dân DoThái. Nay Manna cho em là ca múa tưng bừng. Manna cho tuổi vàng là lời ca vui với băng reo. Manna cho tuổi vàng ngàn lời ca thật vui.

MÂY HỒNG
Ươm mát tuổi thơ em bằng tiếng ca ngọt mềm. Làm vui tuổi xuân em trong ca múa triền miên. Như xưa áng mây hồng dìu đưa người sa mạc. Như manna rừng xưa tựa suối mát mật ong.

TÌNH CA SA MẠC

Ta nhớ ngày năm xưa, bốn mươi năm đi về đất hứa. Lang thang trên đồi cát dấu đá hằn in tiếng thở than. Đi trong mưa Manna uống nước nguồn đẹp như hi vọng. Và trong áng mây bay bóng lửa hồng Chúa dẫn dân đi.


LƯU ĐÀY SA MẠC

Dân ta sống lưu đày trong sa mạc. Bốn muơi năm bao nhung nhớ ngập tràn. Ta không nghe Gia-vê bao biến cố lầm than. Nhưng Gia-vê yêu ta dẫn ta về bình an

VỀ ĐẤT HỨA
Tiến về miền đất phì nhiêu. Ta về miền đất mong chờ. Lên đường về miền đất hứa. Đến nơi ta mong chờ.


QUA BIỂN ĐỎ
Gậy Môsê vừa giơ lên thì sóng nước rẽ đôi. Chúa cho It-ra-en vượt qua biển khô. Gậy Môsê vừa giơ lên thì sóng nước lấp lối đi. Các binh tướng vua Pha-ra-ô chết chìm Reo vang lời ca tụng Chúa đã thương giải thoát dân người.

SINAI
Dân Do-Thái ra khỏi Ai-cập liền hăng hái tiến vào sa mạc. Dân Do- Thái yên lòng đóng trại nơi chân núi Sinai. Sinai ngọn núi cao nơi Chúa ban thập điều. Sinai còn khắc ghi dấu minh ước muôn đời


HÃY THẮP SÁNG LÊN
1. Này bạn hỡi! hãy thắp sáng lên. Thắp sáng lên con tim nồng nàn. Này bạn hỡi! hãy thắp sáng lên ngọn lửa yêu thương. Cuộc đời bao tăm tối quanh tôi, đang cần đến ánh sáng chiếu soi. Này bạn ơi xin chớ lãng quên ánh nến trái tim cho đời đẹp lên.
2. Này bạn hỡi! hãy thắp sáng lên. Thắp sáng lên tươi vui nụ cười. Này bạn hỡi! hãy thắp sáng lên ngọn lửa hân hoan. Đời hạnh phúc khi sống trao ban, đem tình Chúa tỏa sáng thế gian. Này bạn hỡi xin chớ hững hờ, xin chớ ơ thờ, Chúa đang chờ ta.
Đ. K: Hãy thắp lên đời ta. Hãy thắp cho trần gian, thắp sáng lên tình yêu, sáng lên niềm tin, niềm tin Giêsu. Hãy thắp lên đời ta, hãy thắp cho trần gian, đốt cháy tan niềm đau xóa bóng đêm từ lâu vây kín quanh đời.


VÒNG TRÒN YÊU THƯƠNG

Về nơi đây ta cầm tay, cầm tay nhau kết thành vòng tròn. Vòng tròn yêu thương vòng tròn gặp gỡ. Vòng tròn thân quen vòng tròn kết đoàn. Vòng tròn có Chúa ở giữa chúng ta. Mời bạn hãy đến cùng cất tiếng ca. Về nơi đây ta cầm tay, cùng Giê-su nối thành vòng tròn


MỖI NGƯỜI LÀ HOA.
Mỗi người là một nụ hoa nở ra nở ra tươi thắm. Làm thành vườn hoa vườn hoa muôn sắc tươi xinh. Mỗi người là một nụ hoa cùng đem về đây góp sắc làm thành vuờn hoa vườn hoa vườn hoa chúng mình.


KHẪU HIỆU THIẾU NHI

Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh làm Tông đồ. Khẩu hiệu thiếu nhi em bền tâm luôn giữ. Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh làm Tông đồ. Khẩu hiệu thiếu nhi em chẳng quên bao giờ.


TIN MỪNG CỨU ĐỘ
Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, và sai tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo, đập tan nát xích xiềng cho người oan ức, đem ánh sáng cho bao tâm hồn. Anh em ( mau vùng lên ) hét lớn ( khắp trần thế ) Tin Mừng ( Hallelluia ) ơn cứu độ ( Hallelluia )

MANNA
Ô Manna ớ ơ ơ Manna. Từ trời cao muôn ngàn bánh tinh tuyền, rơi phủ trên khắp mọi miền. Ô Manna ớ ơ ơ Manna, mùi thơm ngát ơ ơ ngọt hơn mật, nuôi dân Chúa trên đường xa.



ĐỒNG DAO BA NGÀNH
Tuổi Ấu, Thiếu, Nghĩa, tuy ba ngành nhưng một. Với anh cả Giêsu em phụng thờ Thiên Chúa. Là công dân em phụng sự Quốc gia. Với ý hướng ngay lành, em là thiếu nhi Việt Nam.
admin
admin
Admin

Tổng số bài gửi : 107
Join date : 08/07/2011
Age : 33
Đến từ : Ho Chi Minh city

https://glv-bx.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

PHONG TRÀO THIỀU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM- LIÊN ĐOÀN ANRE PHÚ YÊN- HIỆP ĐOÀN ĐAMINH SAVIO- XỨ ĐOÀN EMMANUEL Empty Re: PHONG TRÀO THIỀU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM- LIÊN ĐOÀN ANRE PHÚ YÊN- HIỆP ĐOÀN ĐAMINH SAVIO- XỨ ĐOÀN EMMANUEL

Bài gửi  hv_thienkim Tue Jul 26, 2011 10:11 pm

Anthony đã viết:



PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM - LIÊN ĐOÀN ANRE PHÚ YÊN- HIỆP ĐOÀN ĐAMINH SAVIO - XỨ ĐOÀN EMMANUEL
mt2508 Today at 13:27

Thường xin cung cấp cho các HT-GLV và những ai quan tâm TNTT các thông tin và kiến thức về TNTT tại VN. rất mong nhận được góp ý và đóng góp thêm để làm giàu kiến thức cho nhau. xin cảm ơn


Bài 1 : Lịch sử và bước tiến của phong trào

I. NGUỒN GỐC PHONG TRÀO :
* Lịch sử đạo binh Thánh-giá thời Trung-cổ.
* Lịch sử đạo binh Giáo Hoàng do cha Cross tổ chức năm 1865 tại Pháp, khi nước Tòa Thánh bị Garibaldi xâm chiếm.
* Phong trào chống lại việc tục hóa trường học công giáo tại Pháp vào cuối thế kỷ 19 do cha Ramadière chủ trương ( Thành lập hội Tông-đồ-cầu-nguyện).
* Sắc lệnh Quam Singulari của Đức Giáo Hoàng Piô X, cổ vỏ trẻ con năng chịu lễ, năm 1910.
* Việc chính thức thành lập Phong trào Nghĩa binh tại Pháp do cha Bessières S.J ( trực thuộc hội Tông Đồ cầu-nguyện) năm 1917.

II. LỊCH SỬ PHONG TRÀO TẠI VIỆT NAM :

1929.­_ Hai cha Xuân-Bích Léon Palliard và Paul Urureu bắt đầu phát động Phong trào ngay trong chủng viện và bắt đầu thành lập đoàn đầu tiên tại trường Thầy Dòng “Ecole – Puginier “ ở Hà-Nội. Từ đó nhờ sự khích lệ của Đức Khâm Mạng, hàng Giám mục và các Linh mục nên không bao lâu, Phong Trào lan rộng khắp lãnh thổ Việt Nam.
1931._ Thành lập Phong Trào tại Hà Nội và Huế.
1932._ Thành lập tại Phát Diệm và Thanh Hóa.
1935._ Thành lập tại Vinh, Sài-gòn và Vĩnh Long.
1936._ Thành lập tại Quy Nhơn.
1937._ Thành lập tại Thái Bình và Bùi Chu.
1951._ Cha Nguyễn Hữu Tấn ( Sài-gòn ) đã hoạt động mở rộng Phong Trào tại các địa phận miền Đông Nam Việt ( Sài-gòn, Mỹ Tho, Xuân-Lộc, Phú-Cường ).
1954._ Sau cuộc di cư, các đoàn Nghĩa Binh miền Bắc tổ chức lại hàng ngũ khi vô Nam, Địa phận Bùi Chu, Phát Diệm đã cho xuất bản các tài liệu hội đoàn di cư, trong số có Nghĩa Binh Thánh Thể.phong trào phát triển mạnh tại Saigòn.
1957._ Hội Đồng Giám Mục bổ nhiệm cha Nguyễn Khắc Ngữ ( nay là Giám mục ) làm Tổng Tuyên uý đầu tiên của Phong Trào toàn quốc, cùng một lúc với việc tổ chức lại công giáo tiến hành do Đức Cha Phạm Ngọc Chi điều khiển. Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể khắp nơi khởi sự phát động mạnh trong thời kỳ này.
1964._ Cha Nguyễn Khắc Ngữ làm Giám mục Long Xuyên, cha Phaolô Nguyễn văn Thảnh được chỉ định thay thế. Cuộc đại hội tuyên úy toàn quốc đầu tiên được triệu tập tại Sài-gòn từ ngày 28 – 30 tháng 11 để quyết định việc thống nhất Phong trào. Các tuyên úy đã có công trong việc này :

1965._ Đại hội tuyên úy lần hai tại Sài-gòn vào tháng hai dương lịch. Quyết định cuối cùng về bản Nội qui thống nhất đầu tiên cho Phong trào. Bản nội qui được trình Hội Đồng Giám mục trong phiên họp vào tháng sáu, và được chấp thuận cho phép thi hành thử. Cũng trong phiên họp này, Hội Đồng Giám Mục quyết định : bỏ danh hiệu Nghĩa Binh Thánh Thể và dùng danh hiệu PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM.
Tờ báo Thiếu Nhi Thánh Thể của Phong trào toàn quốc được xuất bản ngay từ tháng 7 năm 1965.
1967._ Đại hội tuyên úy lần thứ ba tại Vĩnh Long vào tháng 4 : sửa đổi mấy chi tiết của nội qui thống nhất và bằng cuộc đại hội Huynh Trưởng được tổ chức cũng tại Sài-gòn vào tháng 7 . Có khoảng 500 Huynh Trưởng tham dự.
1968._ Ảnh hưởng tết Mậu Thân, tất cả hoạt động đều bị ngưng trệ, để xét duyệt tình hình, một cuộc đại hội tuyên uý lần thứ 4 được tổ chức vào tháng 11, bàn thêm về việc tu chỉnh nội qui và về cuộc kinh lý trên toàn quốc cuối năm 1968 và đệ nhất bán niên 69 của phái đoàn trung ương.
1969._Tháng 9 : Đại hội đầu tiên ban lãnh đạo toàn quốc ( tức là ban tuyên uý và Huynh Trưởng ) tại Bê-ta-ni-a, Chí Hòa. Thành lập qui chế cho Huynh Trưởng, lưu nhiệm ban quản trị trung ương,tìm hướng đi cho trong năm.

1971._ Nội qui mới được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận cho thi hành trong phiên họp từ ngày 4 đến ngày 10 tháng Giêng. Với điều kiện giữ danh hiệu Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Điều 1) và tổ chức Phong trào theo cách “tuyển lựa” ( Điều 10)
1972._ Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc VỀ ĐẤT HỨA I tổ chức tại Bình Triệu quy tụ khoảng 2000 Huynh Trưởng. ( 29-12-72 đến 01-01-73 )
1974._ Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Thảnh vì lý do sức khoẻ đã từ chức. Linh mục Giuse Vũ Đức Thông lên thay.
1975 ._ Phong Trào có khoảng 140.000 đoàn viên; 3.800 Huynh Trưởng hoạt động trong 650 Xứ Đoàn, thuộc 68 Liên Đoàn trong 13 Giáo phận (trừ Giáo phận Đà Nẵng). Hai Giáo phận đông nhất là Xuân Lộc với 40.000 đoàn viên và Sàigòn với 38.000 đoàn viên.

Sau biến cố lịch sử 30.04.1975 , Phong Trào trong nước đình chỉ mọi hoạt động bên ngoài. Chuyển sinh hoạt Thiếu Nhi thành các lớp Giáo Lý. Nhưng Phong Trào bắt đầu nhen nhúm nẩy mầm và phát triển một cách kỳ diệu nơi các cộng đồng Công Giáo người Việt tại nhiều nơi trên thế giới như : Pháp, Đức, Úc, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại…, và các nơi có các trại tỵ nạn như: Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Hồng Kông… Hiện nay, tại Hoa Kỳ, Phong Trào phát triển mạnh mẻ và cơ cấu tổ chức rất chặt chẻ, và vẫn mang danh xưng là Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Tại Hoa Kỳ.

III. THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (LIÊN ĐOÀN ANRÊ PHÚ YÊN)

Năm 1990, sau 15 năm làm quen xã hội mới, Thiếu Nhi Thánh Thể ở nhiều nơi, nhiều Giáo xứ bắt đầu nhen nhúm, hoạt động âm thầm hoặc bán công khai nhưng không kém phần hiệu quả.
Năm1997, tại Giáo phận Tp.Hồ Chí Minh, Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chính thức thành lập Ban mục Vụ thiếu Nhi, bổ nhiệm cha Giuse Phạm Đức Tuấn làm trưởng ban cùng với 15 cha đặc trách 15 hạt. Cũng từ thời điểm này Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể bắt đầu hồi sinh. Nhiều buổi họp mặt của các cựu Tuyên uý, cựu Huynh trưởng TNTT còn nhiệt huyết để chuẩn bị tái lập TNTT.

Năm 2002, PT/TNTT chính thức ra mắt, cha Giuse Phạm Đức Tuấn được đức Tổng giám mục bổ nhiệm làm Tuyên Uý Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận Tp. HCM.

Năm 2003 đến 2005, ngoài các khóa huấn luyện Giáo lý viên các cấp, Liên Đoàn TNTT Giáo Phận đã tổ chức các sa mạc huấn luyện Huynh trưởng các cấp
Trong đó có 22 Huynh trưởng được chọn để đào tạo trở thành các Huấn Luyện Viên cho Phong Trào.

Ngày 28.11.2004 ra mắt Ban Chấp Hành Liên Đoàn Anrê Phú Yên nhiệm kỳ 2004 – 2006

Công việc phát triển và huấn luyện tại Liên Đoàn ngày càng mạnh mẽ qua các cầu nối tại các Hiệp Đoàn, Giáo xứ và tại văn phòng ban Mục Vụ Thiếu Nhi 180 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 03, Tp.HCM Điện thoại : 08.9303 569 ( Tòa Tổng Giám Mục)

IV. PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ TẠI CÁC GIÁO PHẬN .
Cho đến nay, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể đang được hồi sinh mạnh mẽ và phát triển tại các Giáo Phận : Hà Nội, Huế, Xuân Lộc, Nha Trang, Thái Bình, Hải Phòng, Mỹ Tho, Cần thơ . . .

V. PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI HẢI NGOẠI
Năm 1975, lịch sử Việt Nam lật sang trang mới, theo chân chân hàng trăm ngàn người Công Giáo Việt nam có mặt khắp nơi trên thế giới, trong đó có các Huynh trưởng TNTT Việt Nam. Họ đã gầy dựng Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam với cơ cấu tổ chức hệ thống Trung Ương vững chắc tại các quốc gia như : Hoa Kỳ Uc, Anh Pháp, Canada,và vẫn giữ danh xưng : Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại . . .
1985._Linh mục Phanxicô Phạm Văn Phương được mời làm Tổng Tuyên Úy.
Tháng 7-1992 : Đại Hội HT Toàn Quốc VỀ ĐẤT HỨA II đã được tổ chức tại nhà dòng Dominguez, Los Angeles, quy tụ khoảng 800 người gồm các Tuyên úy, Trợ úy, Trợ tá, Huynh Trưởng toàn quốc Hoa kỳ và đại biểu của PT-TNTT-VN ở Canada và Úc Châu.
1993 : Sa mạc Huấn luyện Huynh Trưởng đầu tiên tại Paris – Pháp. Ngày 07-01-1993, Bản Nội Quy mới cho PT-TNTTVN tại Hoa Kỳ ra đời. Bản Nội Quy này gồm có 11 Chương và 80 điều.
Từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 7 năm 2004. Đại hội Huynh trưởng TNTT Việt nam VỀ ĐẤT HỨA IV được tổ chức tại California, mừng kỷ niệm 75 năm (1929 – 2004 ) thành lập pt., hơn 100 Tuyên uý và Huynh trưởng khắp nơi trên thế giới quy tụ về. Đại diện Việt nam có 9 người : 4 Linh mục và 5 Huynh trưởng qua tham dự.

Hiện nay, PT/TNTT/VN/HK được tổ chức theo cách thức của Liên Đoàn Công Giáo, chia làm 8 Miền. Mỗi Miền có Cha Tuyên Úy Miền và Ban Chấp Hành Miền điều hành. Tổng Tuyên Úy : Đức ông Phanxicô Phạm Văn Phương. Toàn Hoa Kỳ có khoảng 80 Đoàn TNTT, gồm 15.000 đoàn sinh và 1.600 Huynh Trưởng.

Lịch sử Phong trào còn đó, đang tiếp tục và sẽ không ngừng phát triển.

mt2508

Tổng số bài gửi: 13
Join date: 12/07/2011
Age: 20
Đến từ: vietnam








NHỮNG ĐỨC TÍNH CỦA MỘT NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG
mt2508 Today at 13:30

- Khi đã xác định được mục tiêu và phương pháp của mình, chắc chắn người Huynh Trưởng luôn tự cảm thấy mình còn thiếu thốn, nghèo nàn về mọi phương diện, nhất là nghèo nàn các đức tính… nên luôn phải tự trang bị, tự trau dồi và tự đào luyện chính mình.
- Tính tình là do tập luyện, thói quen… có tính xấu; có tính tốt.
* Tính xấu làm hạ giá con người, mờ nhạt hình ảnh Thiên Chúa.
* Tính tốt làm thăng hoa con người, giống hình ảnh Thiên Chúa.
Tính tốt hướng thiện được gọi là những ‘nhân đức’.


A. CÁC NHÂN ĐỨC.

I. NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN.
- ĐỨC TIN giúp ta đáp lại tiếng Chúa gọi và mạnh dạn đi theo Chúa.
- ĐỨC CẬY giúp ta định hướng trong lịch sử cứu độ của bản thân.
- ĐỨC MẾN làm cho ta được sống trong Thiên Chúa ‘là’ Tình Yêu.
* Khi các Huynh Trưởng thật sự sống Tin Cậy Mến, chắc chắn sẽ thủ đắc được những nhân đức khác.

II. NHÂN ĐỨC LUÂN LÝ. (Đối nhân, nhân đức trụ)
- KHÔN NGOAN giúp ta lựa chọn đúng, tiên liệu chính xác đời mình.
- CÔNG MINH để cán cân cuộc đời không thiên lệch trong 3 chiều kích.
- CAN ĐẢM để ta dám làm điều đúng, dám bỏ điều sai…
- TIẾT ĐỘ để ta biết làm chủ bản thân trong mọi tình huống…
* 4 nhân đức này được ví như 4 cột trụ nâng đỡ bản tính con người.

III. NHÂN ĐỨC PHÚC ÂM. (3 lời Khấn)
- VÂNG PHỤC để ta biết làm chủ cái ‘TÔI’ (bản ngã).
- NGHÈO KHÓ giúp ta thật sự làm chủ vật chất.
- KHIẾT TỊNH để thống nhất hồn xác và làm chủ bản thân.

IV. NHÂN ĐỨC CHÚA GIÊSU.
- HIỀN LÀNH để ‘sở hữu Đất Đức Chúa Trời’, nhu thuận trong hành xử.
- KHIÊM NHƯỜNG là chân nhận sự thật như nó là… không được khác đi.
* Hiền lành và khiêm nhường sẽ được bình an tâm hồn (Mt 11.29).

V. THỰC HIỆN LỜI HỨA. (4 luật đầu, lời tuyên hứa, chào… của HT)
- CẦU NGUYỆN là hơi thở của đời sống thiêng liêng, mối liên hệ với TC.
- RƯỚC LỄ đời sống kết hiệp, trở nên một ‘Alter Christus’ (chức vụ tư tế).
- HY SINH sẵn sàng đón nhận thập giá, vác thập giá và lên thập giá…
- HỒN TÔNG ĐỒ để phục vụ như Chúa Giêsu (không phải một kỹ năng!).

VI. SỐNG PHẤN KHỞI TÍN THÁC.
Vì biết chắc chắn rằng mình đang ngụp lặn trong ân sủng nên một Huynh Trưởng luôn sống trong tin tưởng, phó thác với một niềm phấn khởi, hân hoan. Sống dấn thân một cách mãnh liệt, dồi dào… (Jn 10.10).

B. CÁC ĐỨC TÍNH.

I. TRUNG THÀNH VÀ TỰ CHỦ.
- Trung thành với sứ mạng, trung thành với bổn phận và trách nhiệm…
- Trung thành với Tình yêu, trung thành với vị chủ chăn.
- Tự chủ để kiểm soát được suy nghĩ, hành vi, lời nói, thái độ của mình.
- Tự chủ để vượt qua hoàn cảnh, vượt qua khó khăn, vượt qua sự yếu đuối.

II. THANH LIÊM VÀ LỊCH SỰ.
- ‘Được nhận nhưng không thì cũng hãy cho đi nhưng không!’ (Mt 10..
- Càng sống thanh liêm thì lời nói của mình càng có giá trị.
- Lịch sự trong lời nói, trong phong cách, nhất là trong trang phục!
- Lịch sự với đồng cấp, đồng sự và cả những người dưới quyền…

III. KHÔN NGOAN VÀ CẨN TRỌNG.
- ‘…như chiên giữa đàn sói. Hãy khôn ngoan như con rắn…’ (Mt 10.16)
- Khôn ngoan để biết mình, biết người; biết việc cần hay không cần…
- Cẩn trọng trong ngôn từ để đắc nhân tâm.
- Cẩn trọng trong cuộc sống để tránh thất bại và xung đột…

IV. KIÊN NHẪN VÀ CƯƠNG TRỰC.
- ‘Nước chảy đá mòn’; ‘Có công mài sắt…’
- Kiên nhẫn để tự chủ, để chín chắn, để sống có chiều sâu hơn…
- Cương trực là vừa cương quyết vừa thẳng thắn, nhưng rất tế nhị.
- Cương trực giúp người HT quyết đoán hơn và công bằng hơn.

V. NHIỆT THÀNH VÀ HOÀ ĐỒNG.
- Nhiệt thành giúp chu toàn trách nhiệm chứ không lẩn tránh, thoái thác.
- Nhiệt thành xây dựng lòng tính nhiệm, ươm mầm cho bản lĩnh một HT.
- Hoà đồng để cảm thông, để thấu hiểu, để yêu thương, để hướng dẫn…
- Hoà đồng hoàn toàn khác với hoà tan!

VI. KỶ LUẬT VÀ QUẢNG ĐẠI.
- Người giữ kỷ luật là người sống trật tự, ngăn nắp, tự chủ, chín chắn…
- Kỷ luật không phải cứng đơ, nhưng biết so sánh với mục đích!
- Quảng đại liền với bao dung là đặc điểm của người ‘cao thượng’.
- Quảng đại để hy sinh, chấp nhận sự khác biệt, đón nhận thiện chí…

VII. TRÁCH NHIỆM VÀ TỰ TIN.
- Trách nhiệm là biểu hiện của người có văn hoá, được giáo dục kỹ…
- Trách nhiệm là ‘…tôi trồng, anh tưới, TC mới cho mọc lên!’ (I Cor 3.6).
- Tự tin là lượng giá đúng… dễ thuyết phục, động viên người khác!
- ‘Trẻ con không thích người chỉ huy hèn yếu’ (Cha La Cordaire).

C. CÁC THÓI QUEN TỐT.

1. Tham dự Thánh lễ hàng ngày, nhất là những thánh lễ dành riêng cho Đoàn Thiếu Nhi.
2. Siêng năng Rước Lễ và Chầu (viếng) Chúa Giêsu Thánh Thể.
3. Tham gia tích cực các công tác của Giáo Xứ, của cộng đoàn.
4. Nhiệt tình tham gia các sinh hoạt của Đoàn (Tĩnh tâm, hội họp…)
5. Luôn cầu tiến: đọc – nghiền ngẫm – học hỏi – sống Lời Chúa; nâng cao kiến thức cũng như phương pháp sư phạm, nhất là sống tâm tình với Chúa để làm chất liệu truyền đạt lại cho các em và mọi người.
6. Thực hiện và sống các điều Luật của Phong Trào, nhất là luôn kiểm thảo đời sống hàng ngày dưới hình thức Sổ Hoa Thiêng.
7. Dám ‘Sống cho Chúa’ thay vì chỉ dám ‘chết cho Chúa’…
8. Tham gia các công tác bác ái, kể cả những công việc xã hội.
9. Luôn sống tình liên đới giữa các Huynh Trưởng với nhau. ‘Hiệp nhất’ không chỉ là đoàn kết, không phải là những que củi được bó lại…
10. Là một Huynh Trưởng, cần luôn tâm niệm rằng: chúng ta là những người lãnh nhận một sứ mạng hết sức cao cả là giáo dục các em, nghĩa là chúng ta sẽ chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về linh hồn của các em, và thậm chí cả khi những em đó không còn học ở lớp mình nữa và còn thậm chí cả chính những đứa con mà các em sau này sinh ra, sẽ được các em dạy dỗ những điều mà hôm nay chúng ta đang dạy và đang sống.

mt2508

Tổng số bài gửi: 13
Join date: 12/07/2011
Age: 20
Đến từ: vietnam








Các bài ca sinh hoạt TNTT
mt2508 Today at 13:33

HỪNG ĐÔNG VƯƠN LÊN

1. Như ánh hồng vươn lên khi hừng đông chiếu sáng. Như nguồn sống trào dâng khi mùa Xuân về. Ta cùng tiến bước vượt qua mọi gian khó. Ta cùng vươn lên tới lý tưởng mong chờ.
2. Ta góp mặt nơi đây cho đời thêm sức sống. Ta cùng góp bàn tay xây mộng xa vời. Ta cùng góp tiếng cười vang động sông núi. Ta cùng vươn lên tới lý tưởng mong chờ.

VÀO SA MẠC
1. Tiến mau lên nhé, ta lên đường vào sa mạc.Trời biển bao la hay rừng sâu không chùn bước. Tiến qua thung lũng hay lên đồi núi cao. Chúng mình đi về Đất Hứa nơi mong chờ.
2. Hát lên muôn tiếng, âm vang về tận xa vời. Nhạc trổ muôn cung cho sầu tan vơi niềm nhớ. Tiếng ngân cao vút xua đêm dài tối tăm. Tiếng hò khoan vọng lên mãi trên lưng trời.

MANNA CHO EM

Xưa Manna trên rừng Chúa nuôi dân DoThái. Nay Manna cho em là ca múa tưng bừng. Manna cho tuổi vàng là lời ca vui với băng reo. Manna cho tuổi vàng ngàn lời ca thật vui.

MÂY HỒNG
Ươm mát tuổi thơ em bằng tiếng ca ngọt mềm. Làm vui tuổi xuân em trong ca múa triền miên. Như xưa áng mây hồng dìu đưa người sa mạc. Như manna rừng xưa tựa suối mát mật ong.

TÌNH CA SA MẠC

Ta nhớ ngày năm xưa, bốn mươi năm đi về đất hứa. Lang thang trên đồi cát dấu đá hằn in tiếng thở than. Đi trong mưa Manna uống nước nguồn đẹp như hi vọng. Và trong áng mây bay bóng lửa hồng Chúa dẫn dân đi.


LƯU ĐÀY SA MẠC

Dân ta sống lưu đày trong sa mạc. Bốn muơi năm bao nhung nhớ ngập tràn. Ta không nghe Gia-vê bao biến cố lầm than. Nhưng Gia-vê yêu ta dẫn ta về bình an

VỀ ĐẤT HỨA
Tiến về miền đất phì nhiêu. Ta về miền đất mong chờ. Lên đường về miền đất hứa. Đến nơi ta mong chờ.


QUA BIỂN ĐỎ
Gậy Môsê vừa giơ lên thì sóng nước rẽ đôi. Chúa cho It-ra-en vượt qua biển khô. Gậy Môsê vừa giơ lên thì sóng nước lấp lối đi. Các binh tướng vua Pha-ra-ô chết chìm Reo vang lời ca tụng Chúa đã thương giải thoát dân người.

SINAI
Dân Do-Thái ra khỏi Ai-cập liền hăng hái tiến vào sa mạc. Dân Do- Thái yên lòng đóng trại nơi chân núi Sinai. Sinai ngọn núi cao nơi Chúa ban thập điều. Sinai còn khắc ghi dấu minh ước muôn đời


HÃY THẮP SÁNG LÊN
1. Này bạn hỡi! hãy thắp sáng lên. Thắp sáng lên con tim nồng nàn. Này bạn hỡi! hãy thắp sáng lên ngọn lửa yêu thương. Cuộc đời bao tăm tối quanh tôi, đang cần đến ánh sáng chiếu soi. Này bạn ơi xin chớ lãng quên ánh nến trái tim cho đời đẹp lên.
2. Này bạn hỡi! hãy thắp sáng lên. Thắp sáng lên tươi vui nụ cười. Này bạn hỡi! hãy thắp sáng lên ngọn lửa hân hoan. Đời hạnh phúc khi sống trao ban, đem tình Chúa tỏa sáng thế gian. Này bạn hỡi xin chớ hững hờ, xin chớ ơ thờ, Chúa đang chờ ta.
Đ. K: Hãy thắp lên đời ta. Hãy thắp cho trần gian, thắp sáng lên tình yêu, sáng lên niềm tin, niềm tin Giêsu. Hãy thắp lên đời ta, hãy thắp cho trần gian, đốt cháy tan niềm đau xóa bóng đêm từ lâu vây kín quanh đời.


VÒNG TRÒN YÊU THƯƠNG

Về nơi đây ta cầm tay, cầm tay nhau kết thành vòng tròn. Vòng tròn yêu thương vòng tròn gặp gỡ. Vòng tròn thân quen vòng tròn kết đoàn. Vòng tròn có Chúa ở giữa chúng ta. Mời bạn hãy đến cùng cất tiếng ca. Về nơi đây ta cầm tay, cùng Giê-su nối thành vòng tròn


MỖI NGƯỜI LÀ HOA.
Mỗi người là một nụ hoa nở ra nở ra tươi thắm. Làm thành vườn hoa vườn hoa muôn sắc tươi xinh. Mỗi người là một nụ hoa cùng đem về đây góp sắc làm thành vuờn hoa vườn hoa vườn hoa chúng mình.


KHẪU HIỆU THIẾU NHI

Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh làm Tông đồ. Khẩu hiệu thiếu nhi em bền tâm luôn giữ. Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh làm Tông đồ. Khẩu hiệu thiếu nhi em chẳng quên bao giờ.


TIN MỪNG CỨU ĐỘ
Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, và sai tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo, đập tan nát xích xiềng cho người oan ức, đem ánh sáng cho bao tâm hồn. Anh em ( mau vùng lên ) hét lớn ( khắp trần thế ) Tin Mừng ( Hallelluia ) ơn cứu độ ( Hallelluia )

MANNA
Ô Manna ớ ơ ơ Manna. Từ trời cao muôn ngàn bánh tinh tuyền, rơi phủ trên khắp mọi miền. Ô Manna ớ ơ ơ Manna, mùi thơm ngát ơ ơ ngọt hơn mật, nuôi dân Chúa trên đường xa.



ĐỒNG DAO BA NGÀNH
Tuổi Ấu, Thiếu, Nghĩa, tuy ba ngành nhưng một. Với anh cả Giêsu em phụng thờ Thiên Chúa. Là công dân em phụng sự Quốc gia. Với ý hướng ngay lành, em là thiếu nhi Việt Nam.

hay đó Thường nhưng mà mấy bài hát ko có melody bik hát chik liền Razz
hv_thienkim
hv_thienkim

Tổng số bài gửi : 41
Join date : 12/07/2011
Age : 33
Đến từ : Đồng Nai Province

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết